Đề cương ôn tập môn nguyên lý kế toán
Miễn phí
22/11/2017 10.010 751 12 Trang pdf
Thể loại : Kế toán tổng hợp
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Ôn tập Năm học 2004-2005 Bui Van 1 30/08/2004 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thành phố Hồ Chí Minh Kỳ học tháng Tám 2004 Nguyên lý Kế toán ÔN TẬP Môn học này chỉ ngắn gọn trong vòng 4 tuần, nên chúng ta phải theo sát vào những mục tiêu đã đề ra. Trong từng nội dung, chúng ta phải nắm được bản chất của vấn đề từ góc độ quản lý, thay vì thuộc lòng các quy trình kế toán như một kế toán viên chuyên nghiệp. Các bài tập có thể dài hơn so với kỳ vọng của các anh chị, nhưng đây là cách tiếp cận dành cho một lớp học trong đó có những người đã rất thông thạo kế toán trong khi một số người khác mới làm quen lần đầu tiên. Sau đây là tóm tắt lại một số mục tiêu chúng ta đã đi qua: Mục tiêu thứ nhất: Xem xét quy trình hoạt động của một công ty dưới góc độ tài chính Chương 1 cuốn Kế toán Tài chính của Stickney & Weil trình bày tương đối tốt nội dung này. Yêu cầu các anh chị phải nắm được các nội dung sau: 1. Các mục tiêu và chiến lược của một tổ chức kinh doanh: một tổ chức kinh doanh có thể đề ra nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng trong nội dung môn học này chúng ta coi việc tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất và sẽ được xem xét kỹ lưỡng nhất. Cũng vì vậy chúng ta không xem xét kế toán trong các tổ chức phi lợi nhuận. 2. Các loại hình doanh nghiệp: Tuy có nhiều loại đơn vị hạch toán khác nhau trong xã hội, môn học này tập trung vào nhóm công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó gồm: • Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu • Công ty TNHH với hai hay nhiều chủ sở hữu • Công ty cổ phần • Công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu trên thị trường Dù mang tên “TNHH” hay không, cả ba loại hình này đều là trách nhiệm hữu hạn với hàm ý là những người chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm nhiều hơn số vốn mình có trong công ty. Nói cách khác, công ty và chủ sở hữu được tách biệt thành những pháp nhân riêng biệt. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, chủ sở hữu chỉ có thể mất số vốn đã góp vào công ty, còn những tài sản của riêng chủ sở hữu sẽ không bị ảnh hưởng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Ôn tập Năm học 2004-2005 Bui Van 2 30/08/2004 3. Mọi hoạt động của một công ty có thể phân vào ba nhóm. Sơ đồ 1.1 của chương 1 thể hiện tóm tắt ba nhóm này: • Hoạt động huy động vốn • Hoạt động đầu tư • Hoạt động sản xuất kinh doanh 4. Hoạt động huy động vốn: là những hoạt động đầu tiên để hình thành doanh nghiệp. Luôn luôn người chủ doanh nghiệp phải đi đầu trong việc góp một lượng vốn của mình vào, sau đó mới có thể vay thêm từ các nguồn khác. Tổng vốn chủ sở hữu và vốn vay tạo thành nguồn vốn và được thể hiện trên bảng cân đối. (Lưu ý: Định nghĩa của huy động vốn bao gồm cả huy động vốn ngắn hạn như nhận ứng trước của khác hàng, mua nguyên liệu trả sau…Trong báo cáo cụ thể, những thay đổi của nợ ngắn hạn thường được xét vào nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn trong báo cáo ngân lưu). 5. Hoạt động đầu tư: công ty sử dụng nguồn vốn để mua đất đai, nhà xưởng, thiết bị, bản quyền. Mua cổ phần hay trái phiếu của các công ty khác cũng được coi là hoạt động đầu tư. Về tổng quan, người ta coi hoạt động đầu tư bao gồm cả việc duy trì một lượng tài sản lưu động: tiền mặt và tương đương tiền mặt, hàng trong kho, khoản phải thu, ứng trước cho các nhà cung cấp... Kết quả của hoạt động đầu tư tạo thành tài sản và được thể hiện ở phần tài sản trên bảng cân đối. (Lưu ý: về tổng quan thì việc tạo ra tài sản được gọi là đầu tư. Tuy nhiên trong các báo cáo tài chính cụ thể thì chỉ mua bán tài sản cố định mới được xếp vào nhóm hoạt động đầu tư. Việc tạo ra tài sản lưu động được phân vào nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh.) 6. Thực hiện sản xuất kinh doanh: đây là hoạt động để tạo ra lợi nhuận của công ty, bao gồm mua hàng hóa, nguyên liệu, sản xuất chế biến, bán hàng, trả lương nhân công, quảng cáo tiếp thị, nghiên cứu phát triển, đào tạo, và quản lý công ty. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện trên báo cáo thu nhập của công ty. 7. Báo cáo kết quả các hoạt động: Hình 1.2 của chương 1 thể hiện tóm tắt các hoạt động được thể hiện trên những phần khác nhau của bảng cân đối và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu các anh chị có thể nắm vững sự khác biệt giữa hình 1.1 với hình 1.2, các anh chị đã hiểu được mối liên quan giữa hoạt động kinh doanh và công tác kế toán. Mục tiêu thứ hai Xem xét các nguyên tắc căn bản của kế toán Việc học tập các nguyên tắc hay các quy ước thường đòi hỏi ứng dụng vào nhiều tình huống cụ thể, vì vậy trong quá trình thực hành về sau các anh chị sẽ có dịp củng cố thêm trên lĩnh vực này. Những kế toán viên chỉ đơn thuần áp dụng các quy ước. Những nhà Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Ôn tập Năm học 2004-2005 Bui Van 3 30/08/2004 quản lý phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của các quy ước, để có quyết định đúng đắn trong việc áp dụng. Kế toán tài chính sử dụng 9 quy ước căn bản (1) Quy ước kế toán kép (dual-aspect): mọi giao dịch kinh tế phải được ghi làm hai tác động (có khi hơn hai tác động), kế toán chia làm hai bên Nợ (bên trái) và Có (bên phải) và hai bên này trong mọi tình huống phải cân nhau. (2) Quy ước dùng tiền làm đơn vị đo lường (money-measurement): dù doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại tài sản và nhiều loại tiền tệ, kế toán thống nhất báo cáo mọi giá trị bằng một loại tiền thống nhất. (3) Quy ước đơn vị hạch toán (entity): kế toán tách doanh nghiệp thành một pháp nhân tách biệt khỏi các chủ doanh nghiệp và chỉ xem xét hoạt động, tài sản và thu nhập của doanh nghiệp (4) Quy ước hoạt động liên tục (going-concern): kế toán giả định doanh nghiệp sẽ tồn tại liên tục và mãi mãi (ít nhất là trong một thời gian đủ dài để có thể coi là mãi mãi.) (5) Quy ước giá thành hay giá gốc (historical cost): các giá trị của tài sản được ghi nhận theo giá gốc (giá mua ban đầu), ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được ghi chú riêng. (6) Quy ước thận trọng (conservatism): kế toán phải ghi nhận sự việc theo quan điểm thận trọng (không lạc quan). Ví dụ như phải ghi nhận tổn thất khi có khả năng xảy ra, nhưng chỉ ghi nhận lãi khi đã chắc chắn có được. Qui ước này thường dùng để tính các khoản dự phòng. (7) Quy ước ghi nhận sự việc đáng kể (materiality): kế toán sẽ ghi nhận đơn giản hóa những sự việc không đáng kể. Ví dụ như một tài sản có thể tồn tại và mang lại lợi ích kinh tế trong nhiều năm, nhưng nếu giá trị không đáng kể thì hạch toán thành chi phí ngay khi mua, không cần hạch toán vào tài sản. (8) Quy ước về thời điểm ghi nhận (realization): kế toán có những qui định nhất quán về thời điểm ghi nhận doanh thu, khi có những bằng chứng xác thực doanh thu này. (9) Quy ước ghi nhận chi phí tương xứng với doanh thu (matching): chi phí liên quan đến sản phẩm chỉ ghi nhận vào thời điểm phát sinh doanh thu từ sản phẩm đó (ví dụ: chi phí giá vốn hàng bán chỉ ghi nhận khi bán hàng, mặc dù hàng đã mua về trước đó rất lâu), chi phí liên quan đến thời kỳ chỉ ghi nhận vào đúng thời kỳ báo cáo (ví dụ như chi phí thuê nhà, bảo hiểm…) Một số quy ước không phải là tuyệt đối mà phải xem xét vận dụng trong tình huống cụ thể. Đôi khi chúng ta gặp tình thế hai quy ước mâu thuẫn nhau, việc xử lý tùy thuộc quan điểm và năng lực của các nhà quản lý.
Mọi người cũng xem
Hoạt động gần đây
-
Mạnh Linh
vừa tải về 2016 BPP PASSCARD F2
-
Nguyễn Bảo Long
vừa tải về BPP ACCA P4 Kit 2016-2017
-
Nguyễn Bảo Long
vừa tải về 2016 BPP PASSCARD P4
-
Nguyễn Bảo Long
vừa tải về BPP ACCA P4 Textbook 2016-2017
-
Nguyễn Bảo Long
vừa tải về 2016 BPP PASSCARD P4
Thành viên năng động
-
Khoa kk
đã upload 539 tài liệu
-
ngocanh
đã upload 391 tài liệu
-
nakamoto
đã upload 203 tài liệu
-
TieuPhong
đã upload 116 tài liệu
-
huyenhd
đã upload 102 tài liệu
-
tonystark
đã upload 50 tài liệu
-
violet2
đã upload 49 tài liệu
-
Hoa1905
đã upload 37 tài liệu
-
vũ thành tuấn
đã upload 11 tài liệu
-
hongnhungpx
đã upload 3 tài liệu