Gộp báo cáo tài chính là gì? Điều kiện để gộp báo cáo tài chính?- Kế toán Đức Minh
Gộp báo cáo tài chính là gì? Có vẻ khái niệm này hơi xa lạ một chút đối với một số kế
toán viên mới. Vậy thì chúng ta không thể bỏ qua những thông tin mới mẻ về khái niệm
gộp báo cáo tài chính và điều kiện để gộp báo cáo tài chính của Kế toán Đức Minh sẽ
được trình bày qua bài viết dưới đây.
1. Gộp báo cáo tài chính là gì?
Theo Luật kế toán số 88/2015 thì gộp báo cáo tài chính là việc cộng kỳ kế toán năm đầu
tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán tiếp theo (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Tức là,
thay vì mỗi năm phải lập báo cáo tài chính và làm quyết toán thuế TNDN, thì khi áp dụng
gộp báo cáo tài chính chỉ phải:
+ Lập báo cáo tài chính và làm quyết toán thuế TNDN một lần vào năm sau (nếu gộp
năm đầu và năm sau) hoặc
+ Lập báo cáo tài chính và làm quyết toán thuế TNDN một lần vào năm nay (nếu gộp
năm nay và năm cuối cùng do giải thể, chia tách, sáp nhập… vào đầu năm cuối).
- Lưu ý:
+ Tổng cộng kỳ kế toán năm của hai năm gộp lại phải ngắn hơn 15 tháng.
+ Gộp báo cáo tài chính giống phải là hợp nhất báo cáo tài chính
2. Điều kiện để gộp báo cáo tài chính
Căn cứ pháp lý cho điều kiện này là khoản 4, điều 12 luật kế toán số 88/2015/QH13 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định:
“Điều 12. Kỳ kế toán
…
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn
hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán
năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán
năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.”
=>>> Để được gộp báo cáo tài chính, bạn phải đáp ứng điều kiện kỳ kế toán năm đầu tiên
(2 năm gộp lại) hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng (2 năm gộp lại) phải ngắn hơn 15 tháng.
3. Thủ tục đề nghị gộp báo cáo tài chính với cơ quan thuế quản lý
- Doanh nghiệp cần làm công văn gửi cơ quan thuế quản lý để được gộp báo cáo tài chính
và gộp quyết toán thuế TNDN.